Người bệnh có thể xuất huyết bất kỳ lúc nào
Đó là trường hợp bệnh nhân N.P.L 6 tuổi mắc chứng giảm tiểu cầu - một căn bệnh về máu vô cùng khó chữa. Theo chia sẻ của mẹ bệnh nhân thì cháu có thể bị xuất huyết bất kỳ lúc nào như chảy máu mũi, tai...
Chị cho biết từ khi sinh ra, L đã ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Lần đầu tiên gia đình thấy cháu có vết thâm ở chân khi cháu bị ngã, nghĩ rằng đó chỉ là những vết thâm tự nhiên khi ngã nên gia đình không mấy quan tâm. Mấy ngày sau cháu L có hiện tượng xuất huyết toàn thân, miệng, mắt và tay chân. Khi cháu tới bệnh viện thì được bác sĩ kết luận xuất huyết giảm tiểu cầu.
Theo BS Nguyễn Thị Hiền, BV Thanh Nhàn, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em và những người trẻ tuổi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu, nhưng phổ biến nhất là do tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh
tiểu cầu ở tủy xương. Nếu
xuất huyết giảm tiểu cầu do tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi, bệnh nhân sẽ mắc các bệnh như: các u máu lớn, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virut nặng gây giảm tiểu cầu, tan máu tự miễn kèm theo giảm tiểu cầu, bệnh luput ban đỏ...
Nếu
xuất huyết giảm tiểu cầu do giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương, bệnh nhân dễ bị suy tủy toàn bộ, suy một dòng mẫu tiểu cầu hay các bệnh ác tính ở tủy xương như
ung thư di căn tủy... Xuất huyết giảm tiểu cầu khá phổ biến ở trẻ em, chủ yếu là do giảm số lượng tiểu cầu ở máu ngoại vi.
Bệnh thường có khởi phát từ từ kín đáo với sự xuất hiện của các nốt xuất huyết chấm đỏ hoặc bầm tím, hay xuất huyết do xây xước nhẹ trên da, không kèm theo sốt, thiếu máu, sưng hạch hoặc các biểu hiện toàn thân khác. Khi số lượng tiểu cầu giảm nặng, cần có các biện pháp đề phòng chảy máu, đặc biệt là chảy máu ở phổi, não dễ gây tử vong cho người bệnh.
Đặc biệt,
xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em thường có diễn biến cấp tính. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu kể trên, nên sớm đưa trẻ đi khám chuyên khoa huyết học để có hướng xử trí thích hợp.
Các chấm, nốt hoặc mảng bầm máu tụ dưới da, chảy máu chân răng, niêm mạc… có thể dấu hiệu của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ. Ảnh minh họa
Dấu hiệu nhận biết bệnh giảm tiểu cầu
Theo BS Hiền, dấu hiệu chung nhất của bệnh là hội chứng chảy máu, đặc biệt là ở da và niêm mạc. Nếu bị chảy máu dưới da, người bệnh có thể xuất hiện các chấm, nốt hoặc mảng bầm máu tụ dưới da. Người bệnh cũng có các dấu hiệu
chảy máu mũi, lợi chân răng, tai…
Nặng hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng, xuất huyết não – màng não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục (đa kinh, rong kinh). Khi bị xuất huyết, người bệnh cũng sẽ bị thiếu máu tương xứng với mức độ chảy máu.
Theo BS Hiền, tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể. Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương và có kích thước rất nhỏ. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu nhờ các tính chất đặc thù là tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương và thoái hóa các chất nhầy để giải phóng ra yếu tố làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ.
Khi số lượng
tiểu cầu bị giảm thì quá trình đông máu không được thực hiện và gây nên tình trạng xuất huyết.
Tiểu cầu người bình thường là 150 - 500G/l, nếu khi thấy triệu chứng trên, bệnh nhân đi tổng phân tích tế bào máu (xét nghiệm máu tại các bệnh viện) mà tiểu cầu đạt 100G/l thì nghĩ tới việc giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, do các gia đình thường không biết về bệnh nên khi trẻ nhập viện thường tiểu cầu rất thấp, có trẻ đạt tiểu cầu ở mức 5G/l và phải cấp cứu, truyền tiểu cầu gấp.
BS Hiền lưu ý tiểu cầu làm nhiệm vụ đông cầm máu, khi thấp quá thì khả năng đông, cầm máu chậm. Nếu bệnh nhân có va chạm mạnh dẫn đến chấn thương, sinh nở, chảy máu thì rất nguy hiểm.
Đây là bệnh điều trị lâu dài, bệnh nhân được truyền tiểu cầu kết hợp với dùng thuốc, thăm khám bệnh viện đều đặn hàng tháng. Để bệnh giảm thì bệnh nhân cần ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn, tránh va chạm, tổn thương...
Bệnh nhân hạn chế vận động, tránh va chạm, giữ vệ sinh răng miệng, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tránh ăn những thức ăn gây xước niêm mạc miệng, lưỡi... theo dõi tình trạng xuất huyết, mức độ mất máu để có phương án điều trị kịp thời.
Lời khuyên khi điều trị:
Bệnh nhân nên đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng hỗ trợ thêm sảm phẩm chế biến từ quả Nhàu. Trong quả Nhàu có một số tinh chất giúp ổn định lượng tiểu cầu. Trên thực tế bênh nhân điều trị kết hợp với Nước Cốt Quả Nhàu đã cho hiệu quả rất khả quan.