- Trái nhàu khô - Công dụng của trái nhàu khô (noni fruit) với những căn bệnh mãn tính
- Nước cốt nhàu Hương Thanh [1 thùng 10 chai] - Tiêu chuẩn ISO & Cúp vàng thương hiệu Việt 2018
- Nước cốt nhàu Hương Thanh (Noni Juice) - Quà tặng cho sức khỏe
- Hỗ trợ trị suy giãn tĩnh mạch bằng trái nhàu ngâm đường - Bài thuốc hiệu quả từ thiên nhiên
- Viên Nhàu Hương Thanh (Noni Pill) - Hỗ trợ trị xương khớp, huyết áp, tiểu đường ... tăng cường sức đề kháng
- + Xem thêm
- Khách đang online: 2
- Truy cập hôm nay: 209
- Lượt truy cập: 2310223
- Số trang xem: 2675949
- Tổng số danh mục: 40
- Tổng số sản phẩm: 46
Tác dụng dược lý của CÂY NHÀU – Phần 1: Tổng quan về CÂY NHÀU
Cây nhàu cao chừng 4 – 7m, thân nhẵn, có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng có da sần sùi, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu mỡ gà, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Bộ phận dùng làm thuốc gồm: Quả, rễ, lá, hạt cây nhàu. Rễ Nhàu bào ra có màu vàng sậm như màu nghệ, cây nhàu bào ra có màu vàng lợt hơn.
Giáo sư Caujolle – Giám đốc Trung tâm khảo cứu Quốc gia Pháp về độc tính của các chất, Giáo sư Youngken thuộc trường địa học Dược khoa Massachusette và Giáo sư Ikeda thuộc trung tâm nghiên cứu vệ sinh Quốc gia Nhật Bản… đã thí nghiệm trên vật nuôi và nhận thấy tinh chất rễ Nhàu (Extrait des raciness de Morinda Citrifolia) có tác dụng nhuận trường nhẹ và lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp kéo dài, ít gây độc và không gây nghiện.
Sách “Gia y trị nghiệm” của lương y Việt Cúc có ghi “rễ Nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp”. Trên thực tế, khi dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ Nhàu có hai tác dụng đáng lưu ý là dưỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết.
Những người thường hay căng thẳng tâm lý, dễ bực bội, cáu gắt, khó ngủ, khi dùng rễ Nhàu có thể cảm thấy tinh thần được êm dịu, thư giãn dễ ngủ. Ngược lại, một số bệnh nhân bình thường hay lo sợ vu vơ, buồn bực, than vãn thì sắc rễ Nhàu uống, có thể làm cho họ cảm thấy tươi tỉnh lạc quan hơn.
Tác dụng tự điều chỉnh giữa hưng phấn và ức chế, giữa thần kinh giao cảm và đối giao cảm cũng đã được nhóm nghiên cứu của bác sĩ Đặng Văn Hồ ghi nhận: “Dựa theo sự quan sát trực tiếp trên người bệnh, chúng tôi nhận thấy thuốc ấy (nước sắc rễ Nhàu) tạo nên một sự thoải mái rất đặc biệt, niềm vui, sự lạc quan, sự minh mẫn trong suy luận và cải thiện tính tình người bệnh. Tính chất điều hòa thần kinh còn thể hiện ở hiệu quả của việc điều hòa huyết áp, thuốc sẽ làm hạ huyết áp ở những người huyết áp cao hoặc nâng huyết áp ở những người huyết áp thấp. Trong một số trường hợp sức khỏe kém vì huyết áp thường xuyên quá thấp, chúng tôi cũng cho bệnh nhân dùng thuốc rễ Nhàu và chỉ thuốc ấy thôi đã gia tăng huyết áp của họ lên 2 hoặc 3 chỉ số”.
Các dẫn chất anthraquinon ( damnacathal, nordamnacathal…) là một trong những hoạt chất chính của cây Nhàu, có tỷ lệ cao trong rễ nhàu. Năm 1994, TS. Phạm Huy Quyết nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch chiết toàn phần rễ cây Nhàu có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, an thần.
Ngoài tác dụng ổn định huyết áp qua cơ chế thần kinh, tác dụng thông kinh hoạt huyết cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cải thiện tuần hoàn huyết mạch nên rễ Nhàu vẫn đang là vị thuốc Nam thông dụng, được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa trị các chứng cao huyết áp do bất kỳ nguyên nhân nào.
Các bộ phận của cây nhàu được dùng làm thuốc là rễ, quả, lá và vỏ cây. Trong đó, rễ nhàu thường được sử dụng nhiều hơn cả. Người ta đào một phần rễ của cây nhàu, rửa sạch đất cát, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Các bộ phận khác thường được dùng tươi. Thu hái quanh năm (lá tốt nhất vào mùa xuân, quả vào mùa hạ). Phân tích trong rễ nhàu có chứa glucosid anthraquinonic gọi là moridin, có tinh thể màu vàng cam tan trong nước sôi. Ngoài ra còn có các chất moridon, moridadiol, acid rubichloric, soranjidiol, alizarinmethyl ether và rubiadin 1-methyl ether. Lá nhàu cũng có chứa chất moridin.
Theo Đông y, rễ nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp. Thường dùng chữa cao huyết áp, nhức mỏi tay chân do phong thấp, đau lưng. Ngày dùng 20-40g rễ khô sắc uống. Có thể nấu thành cao 1:3, hoặc sao vàng rồi ngâm rượu.
Quả nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trừ thấp nhiệt, điều kinh. Thường dùng để trợ tiêu hóa, chống táo bón, điều hòa kinh nguyệt, chữa bạch đới, băng huyết, phụ trợ chữa đái tháo đường, cao huyết áp. Ngoài ra còn chữa đau gân, ho cảm, lỵ. Người ta dùng quả nhàu chín chấm muối để ăn hoặc nướng chín để ăn. Quả nhàu non thái lát mỏng ngâm rượu, uống chữa phong thấp, đau lưng.
Quả nhàu khô còn được ngâm rượu. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng (thìa) canh, trước hoặc sau bưã ăn. Hoặc đâm nhỏ quả nhàu khô dùng như pha trà uống hằng ngày thay trà.
Quả nhàu non (hoặc rễ nhàu) 600g, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, ngâm với 1 lít rượu tốt, sau 2-3 tuần là dùng được. Ngày uống 30-50ml trước bữa ăn. Chữa phong thấp, đau lưng, nhức mỏi tay chân.
Lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, làm êm dịu và điều kinh. Thường dùng chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt, nấu canh để ăn bổ dưỡng. Dùng ngoài, rửa lá thật sạch, giã nát đắp giúp vết thương mau lành, vết loét, làm mau lên da non. Hoặc lấy dịch lá thấm vào vải gạc đắp chữa viêm khớp đau nhức. Ngày dùng 12-20g sắc uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Vỏ cây nhàu có tác dụng trợ tiêu hóa, bổ khí huyết cho sản phụ. Liều dùng 8-12g/ngày, sắc uống
*Công dụng của trái nhàu*
Hơn 2000 năm trước, những thổ dân ở đảo Tahiti đã biết sử dụng trái nhàu để nâng cao hệ miễn dịch, thải độc tố, chống lão hoá, cải thiện làn da, mái tóc… Ngày nay, với công nghệ tiên tiến, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ, loại bỏ tạp chất để sản xuất nước ép trái nhàu tạo ra các sản phẩm thực phẩm chức năng, bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ. Tác dụng chống oxy hoá trong tinh chất nước trái nhàu giúp cân bằng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Uỷ ban thực phẩm mới Châu Âu sau khi tiến hành kiểm nghiệm nước ép Noni đã tán đồng việc lưu hành nước ép trái nhàu như một loại thực phẩm mới ở Châu Âu.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Y học người Mỹ Neil Solomon, trái nhàu có công dụng phòng ngừa và giảm thiểu một số bệnh sau:
- Dị ứng
- Viêm khớp
- Cao huyết áp
- Bệnh về da và tóc
- Bệnh tim
- Hen suyễn
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Bệnh đau nhức nửa đầu
- Đa xơ hoá
- Bệnh thận
- Đột quỵ
- Tăng sự minh mẫn
- Trầm cảm
- Đau sợi cơ…