Sản phẩm khác
THỐNG KÊ
  • Khách đang online: 23
  • Truy cập hôm nay: 457
  • Lượt truy cập: 2325003
  • Số trang xem: 2690861
  • Tổng số danh mục: 40
  • Tổng số sản phẩm: 46
QUẢNG CÁO
Bạn đang ở: Trang chủ » Tin tức » Bài Thuốc Từ Trái Nhàu - NONI
TIN TỨC

Bài Thuốc Từ Trái Nhàu - NONI

Bài Thuốc Từ Trái Nhàu - NONI

Theo các nhà nghiên cứu, nhàu là loài của châu Á nhiệt đới và châu Đại Dương, có phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam . Thường mọc hoang ở nhiều nơi hoặc được trồng để làm thuốc.

  • Cây nhàu hay còn gọi là cây ngao, nhầu núi, giầu, noni và có tên khoa học là Rubiaceae (thuộc họ cà phê). Cây nhàu mọc hoang tại vùng đông nam á, tây ấn, đông polynesia, Tây ấn, hawaii, ở Việt Nam thường mọc nhiều ở các tỉnh phía nam. Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều làm thuốc được : Quả, lá, vỏ, rễ

  • Cây Nhàu (noni) cao chừng 6 – 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, dọc bờ sông suối. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài hừng 6 – 7 mm, ngang chừng 4 – 5 mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm.

  • Các bộ phận của cây nhàu được dùng làm thuốc là rễ, quả, lá và vỏ cây. Trong đó, rễ nhàu thường được sử dụng nhiều hơn cả. Người ta đào một phần rễ của cây nhàu, rửa sạch đất cát, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

  • Các bộ phận khác thường được dùng tươi. Thu hái quanh năm (lá tốt nhất vào mùa xuân, quả vào mùa hạ). Phân tích trong rễ nhàu có chứa glucosid anthraquinonic gọi là moridin, có tinh thể màu vàng cam tan trong nước sôi. Ngoài ra còn có các chất moridon, moridadiol, acid rubichloric, soranjidiol, alizarinmethyl ether và rubiadin 1-methyl ether. Lá nhàu cũng có chứa chất moridin.

  •  


Trái nhàu - Noni

 

Theo Đông y, rễ nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp. Thường dùng chữa cao huyết áp, nhức mỏi tay chân do phong thấp, đau lưng. Ngày dùng 20-40g rễ khô sắc uống, hoặc sao vàng rồi ngâm rượu.

  • Quả nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trừ thấp nhiệt, điều kinh. Thường dùng để trợ tiêu hóa, chống táo bón, điều hòa kinh nguyệt, chữa bạch đới, băng huyết, phụ trợ chữa đái tháo đường, cao huyết áp. Ngoài ra còn chữa đau gân, ho cảm, lỵ. Người ta dùng quả nhàu chín chấm muối để ăn hoặc nướng chín để ăn. Quả nhàu non thái lát mỏng ngâm rượu, uống chữa phong thấp, đau lưng.

  • Quả nhàu chín còn được ướp đường để lấy nước cốt. Cách làm như sau: quả nhàu 1kg, đường cát trắng 300g. Cho trái nhàu đã rửa thật sạch vào lọ thủy tinh, ủ thật chín, sau đó trôn đều với đường cát rồi đậy kín, để lâu khoảng 3 tuần. Lấy ra tán nhuyễn trên rây để lọc lấy nước cốt, đựng trong lọ sạch, bảo quản cẩn thận để dùng dần. Nếu bảo quản ở tủ lạnh càng tốt, phòng được nấm mốc làm hỏng nước thuốc. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần1 muỗng (thìa) canh, trước bữa ăn.

  • Quả nhàu non (hoặc rễ nhàu) 600g, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, ngâm với 1 lít rượu tốt, sau 2-3 tuần là dùng được. Ngày uống 30-50ml trước bữa ăn. Chữa phong thấp, đau lưng, nhức mỏi tay chân.

  • Lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, làm êm dịu và điều kinh. Thường dùng chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt, nấu canh để ăn bổ dưỡng. Dùng ngoài, rửa lá thật sạch, giã nát đắp giúp vết thương mau lành, vết loét, làm mau lên da non. Hoặc lấy dịch lá thấm vào vải gạc đắp chữa viêm khớp đau nhức. Ngày dùng 12-20g sắc uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

  • Vỏ cây nhàu có tác dụng trợ tiêu hóa, bổ khí huyết cho sản phụ. Liều dùng 8-12g/ngày, sắc uống

  •  


Cây nhàu - Noni
 

 

Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây nhàu đã được kiểm chứng qua thực tế.

  • Chữa huyết áp cao: rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 - 40 gr nấu đậm uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống từ 10 - 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục từ 40 - 100 ngày, huyết áp sẽ ổn định. Rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng (chừng 1/2 kg), ngâm với 2 lít rượu 450 trong vòng 20 ngày, trong bữa ăn uống một ly nhỏ trị được chứng bệnh hay bị đau lưng, nhức mỏi, tê bại.

  • Trái nhàu già rửa sạch, để ráo, ủ chín, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1 kg nhàu với 200 gr đường cát vàng, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể.

  • Lá nhàu xắt nhỏ phơi khô, mỗi lần lấy 30 - 40 gr nấu nước uống hằng ngày điều trị các bệnh sốt rét, kiết lỵ, chứng thường nhức đầu. Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.