Sản phẩm khác
THỐNG KÊ
  • Khách đang online: 33
  • Truy cập hôm nay: 42
  • Lượt truy cập: 2309233
  • Số trang xem: 2674953
  • Tổng số danh mục: 40
  • Tổng số sản phẩm: 46
QUẢNG CÁO
Bạn đang ở: Trang chủ » Tin tức » Trái nhàu giúp chống oxy hóa
TIN TỨC

Trái nhàu giúp chống oxy hóa

Nhau.com.vn - Trái Nhàu có sẵn rất nhiều chất chống ôxy hóa, đặc biệt là Prô-xêronin có vai trò chống ôxy hóa vô cùng quan trọng mà chưa thấy ở thức ăn khác, ngoại trừ dứa (trái thơm, trái Khóm) nhưng chỉ khoảng 20% so với nhàu. 

 

http://nhau.com.vn/uploads/useruploads/nhau_com_vn/heart.noni_.fruit-noni-juice-benh-tim-benh-tim-trai-nhau-va-benh-tim-nhau-va-benh-tim-chua-benh-tim-nhau-com-vn.jpg  

   
Không phải ngẫu nhiên mà tiến sỹ Ralph Heinicke (Mỹ) dành công sức 30 năm nghiên cứu tác dụng sinh học quý báu của chất chống oxy hóa có trong trai nhauChúng ta tìm hiểu một chút về GỐC TỰ DO VÀ CÁC CHẤT CHỐNG OXY HÓA để yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ trái nhàu.


 
1. Gốc tự do (Free radical)
Theo định nghĩa, gốc tự do là bất cứ phân tử hóa chất nào chỉ có một điện tử duy nhất (electron mang điện âm) hay một số lẻ điện tử. Xin nhắc lại, về khía cạnh hóa học, phần nhỏ nhất của vật thể gọi là nguyên tử. Mỗi nguyên tử có một nhân với một số điện tử xung quanh bằng số điện tích hạt nhân nguyên tử , giống như các hành tinh quay chung quanh mặt trời. Phân tử gồm một số nguyên tử dính với nhau do tác dụng của các đôi điện tử. Đôi khi, trong diễn tiến hóa học, một điện tử bị tách rời khỏi nhóm và phân tử đó trở thành một gốc tự do, với số lẻ điện tử . Do đó, nó không cân bằng, đầy đủ nên rất bất ổn, dễ tạo ra phản ứng. Nó luôn luôn tìm cách chiếm đoạt điện tử  nó thiếu từ các phân tử khác và lần lượt tạo ra một chuỗi gốc chuỗi tự do mới, gây rối loạn hoạt động bình thường của tế bào. Trong cuộc đời của một người sống 70 tuổi, thì có chừng 17 tấn gốc tự do được tạo ra như vậy.
Năm 1954, bác sĩ Denheim Harman thuộc Đại học Berkeley, Califonia là khoa học gia đầu tiên nhận ra sự hiện hữu của gốc tự do trong cơ thể với nguy cơ gây ra những tổn thương cho tế bào. Trước đó, người ra cho là gốc này chỉ có ở ngoài cơ thể. Gốc tự do có tác dụng không tốt cho cơ thể liên tục ngay từ lúc con người mới sinh ra và mỗi tế bào chịu sự tấn công của cả chục ngàn gốc tự do mỗi ngày. Ở tuổi trung niên, cơ thể mạnh, trấn áp được chúng, nhưng tới tuổi cao, sức yếu, gốc tự do lấn áp, gây thiệt hại gấp mười lần ở người trẻ. Nếu không bị kiểm soát, kiềm chế gốc tự do gây ra các bệnh thoái hóa như ung thư, xơ cứng động mạch, làm suy yếu hệ thống miễn dịch gây dễ bị nhiễm trùng, làm giảm trí tuệ, teo các cơ quan bộ phận của người trung niên. Nó phá rách màng tế bào khiến chất dinh dưỡng thất thoát, tế bào không tăng trưởng, không tu bổ, rồi chết. Nó tạo ra chất lipofuscin tích tụ dưới da khiến ta có những vết đồi mồi trên mặt, trên mu tay. Nó tiêu hủy hoặc ngăn cản sự tổng hợp các phân tử chất đạm, đường bột, mỡ, enzyme trong tế bào. Nó gây đột biến ở gen, đột biến ở nhiễm sắc thể, ở AND, ARN. Nó làm chất collagen, elastin mất tính đàn hồi, dẻo dai khiến da nhăn nheo, cơ khớp cứng nhắc.
Theo các nhà nghiên cứu, gốc tự do hủy hoại tế bào theo diễn tiến sau đây: Trước hết, gốc tự do oxy hóa màng tế bào, gây trở ngại trong việc thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí; rồi gốc tự do tấn công các ty lạp thể (một bào quan quan trọng nằm bên trong mỗi tế bào), phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng. Sau cùng, bằng cách oxy hóa, gốc tự do làm suy yếu kích thích tố, các enzyme khiến cơ thể không tăng trưởng được.
Trong tiến trình hóa già, gốc tự do cũng dự phần và có thể là nguy cơ gây tử vong. Hóa già được coi như một tích tụ những thay đổi trong mô và tế bào. Theo bác sĩ Derham Harman, các gốc tự do là một trong nhiều nguyên nhân gây ra sự hóa già và sự diệt vong của các sinh vật. Ông ta cho là gốc tự do phản ứng lên ty lạp thể, gây tổn thương các phân tử bằng cách làm thay đổi hình dạng, cấu trúc khiến chúng trở nên bất khả dụng, mất khả năng sản xuất năng lượng. Người ta thấy gốc tự do có ít ở các sinh vật chết non, có nhiều hơn ở sinh vật sống lâu. Người cao tuổi có nhiều gốc tự do hơn người đó khi còn trẻ.
Theo các nhà khoa học thì gốc tự do có thể là thủ phạm gây ra tới trên 60 bệnh, đáng kể nhất gồm có: bệnh vữa xơ động mạch, ung thư, Alzheimer, Parkinson, đục thủy tinh thể, bệnh tiểu đường, cao huyết áp không nguyên nhân, xơ gan.
Tuy nhiên, không phải là gốc tự do nào cũng phá hoại. Đôi khi chúng cũng có một vài hành động hữu ích. Nếu được kiềm chế, nó là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, tạo ra chất màu melanin cần cho thị giác, góp phần sản xuất Prostaglandin có công dụng ngừa nhiễm trùng, tăng cường tính miễn dịch, làm dễ dàng cho sự  truyền đạt tín hiệu thần kinh, co bóp cơ vân.
Trong cơ thể có rất nhiều loại gốc tự do, mà các gốc nguy hiểm hơn cả là  superoxid, ozon, hydrogen peroxid, peroxy lipid nhất là các hydroxyl, một gốc rất hoạt động và gây nhiều tổn thương. Gốc tự do được tạo ra bằng nhiều cách. Nó có thể là những sản phẩm của những căng thẳng tâm thần, bệnh hoạn, mệt mỏi, ô nhiễm môi trường, thuốc lá, dược phẩm, tia phóng xạ mặt trời, thực phẩm có chất màu tổng hợp, nước có nhiều chlor  và ngay cả oxy.

 
2. Oxy - Sự oxy hóa - chất chống oxy hóa
Oxy là dưỡng khí thiết yếu cho mọi động vật, thảo mộc, ngoại trừ một số nhỏ sinh vật kị khí. Đối với loài người, ở một mức độ trung bình, oxy tham dự vào sự biến hóa căn bản trong cơ thể để tạo ra năng lượng cung ứng cho nhu cầu sinh hoạt của toàn bộ tế bào. Không khí ta thở có 20% dưỡng khí, vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể và sức chịu  đựng của phổi. Khi thở oxy nguyên chất khoảng 6 giờ, ta thấy nặng ngực và nếu tiếp tục thở lâu hơn nữa, các phế nang sẽ bị tổn thương. Oxy phản ứng trên vật chất và gây nhiều thay đổi cho các phân tử này: Một miếng thịt để ra ngoài lâu sẽ bị thâm, miếng táo cắt đôi trở màu nâu, cây đinh sắt sét rỉ, cục bơ thơm trở mùi ôi khét. Chúng đã bị oxy hóa và trở thành vô dụng, đôi khi nguy hiểm.
Trong cơ thể, phản ứng oxy hóa tạo ra những gốc tự do, nhưng  may mắn là cơ thể ta có mấy loại enzyme có khả năng trung hòa gốc tự do và mỗi phân tử enzyme có thể vô hiệu hóa nhiều ngàn gốc. Các enzyme đó túc trực trong cơ thể trước khi có phản ứng tạo ra gốc tự do nên nó kịp thời đối phó với các gốc tự do. Các enzyme chính là superoxid dismutase (SOD), catalase và glutathion . Mỗi enzyme liên hệ vào từng phản ứng hóa học riêng biệt .
Ngoài ra, ta có thể trung hòa gốc tự do bằng chất chống oxy hóa (antioxidant). Các chất này chỉ mới được nhắc nhở nhiều trong dân chúng cũng như y giới khoảng hai mươi năm gần đây. Đã có nhiều khoa học gia để tâm nghiên cứu về công dụng của chất chống oxy hóa và tây y cũng có thái độ thiện cảm hơn với các chất này. Trong một cuộc hội thảo của các bác sĩ chuyên môn về tim 1995, 90% người tham dự tự nhận là mình có uống chất chống oxy hóa nhưng chỉ có 75% ghi đơn cho bệnh nhân. Các chất này có khả năng làm mất hoạt tính của gốc tự do tích tụ trong cơ thể, biến chúng thành những phân tử vô hại, đồng thời cũng có khả năng duy trì cấu trúc và chức năng tế bào. 
 

Theo Ykhoanet