Cây nhàu hay còn gọi là cây ngao, nhầu núi, giầu, noni và có tên khoa học là Morinda citrifolia (thuộc họ cà phê). Cây nhàu mọc hoang tại vùng đông nam á, tây ấn, đông polynesia, Tây ấn, hawaii, ở Việt Nam thường mọc nhiều ở các tỉnh phía nam. Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều làm thuốc được : Quả nhàu, lá nhàu, vỏ cây nhàu, rễ nhàu
Cây Nhàu cao chừng 6 – 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, dọc bờ sông suối. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài hừng 6 – 7 mm, ngang chừng 4 – 5 mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm.
Thành phần hóa học
Vỏ cây nhàu, quả nhàu và rễ nhàu chứa glucozit anthraquinonie, alkaloids, polysaccharides, sterol (quả nhàu và lá nhàu), riêng quả nhàu còn có proxeronine, coumarin ….
Tác dụng dược lý
Một số thí nghiệm trên động vật đã cho thấy rõ các tác dụng của rễ nhàu như sau:
-
Nhuận tràng nhẹ và lâu dài
-
Lợi tiểu nhẹ
-
Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm
-
Độ độc không đáng kể, và không gây nghiện
Công dụng cuả nhàu và liều dùng
Rễ nhàu được dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, một số hiệu thuốc chế thành cao rễ nhàu. Liều dùng mỗi ngày uống 30 – 40g, uống như nước chè, sau chừng 15 ngày sẽ có kết quả. Nhân dân miền nam việt nam thường dùng nhàu làm thuốc điều kinh, hạ huyết áp, trị băng huyết, khí hư, bạch đới, viêm phế quản, ho hen, cảm mạo …. lá nhàu giã nát đắp vào chữa mụn nhọt, chóng liền da, sắc uống chữa lỵ, đi ngoài, chữa sốt và làm thuốc bổ.