Sản phẩm khác
THỐNG KÊ
  • Khách đang online: 8
  • Truy cập hôm nay: 424
  • Lượt truy cập: 2324970
  • Số trang xem: 2690828
  • Tổng số danh mục: 40
  • Tổng số sản phẩm: 46
QUẢNG CÁO
Bạn đang ở: Trang chủ » Tin tức » Cây nhàu | Nghiên cứu đông y và tây y về cây Nhàu | Sản phẩm từ cây nhàu
TIN TỨC

Cây nhàu | Nghiên cứu đông y và tây y về cây Nhàu | Sản phẩm từ cây nhàu

CÂY NHÀU (Morinda citrifolia L)

 
http://nhau.com.vn/uploads/useruploads/nhau_com_vn/hinh-cay-nhau-Trai-nhau-kho-qua-nhau-say-kho-noni-trai-nhau-qua-nhau.jpg 

Cây nhàu

-Tên gọi khác: Nhàu rừng, Cây ngao, nhàu núi

-Tên tiếng Anh: Indian Mulberry, East Indian Mulberry, Awltree, Great morinda, Beach mulberry, cheese fruit

-Tên khoa học: Morinda citrifolia L

Phân loại khoa học


 

Bộ (ordo):

Long đởm (Gentianales)

Họ (familia):

Cà phê/Thiến thảo (Rubiaceae)

Chi (genus):

Nhàu (Morinda)

Loài (species):

Morinda citrifolia L.

Phân bố:

Cây nhàu có nguồn gốc vùng nhiệt đới thuộc Châu Á và Châu Úc. Loài cây này phân bố nhiều ở vùng Đông Nam Á,Trung Quốc và Ấn Độ.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, cây thường dựa vào mép nước. Ở Việt Nam cây nhàu có nhiều ở Miền Nam, ngoài ra còn có ở các tỉnh Miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và vài nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ.

Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, lá được dùng làm rau phổ biến ở nông thôn.

Mô tả:

Cây gỗ nhỏ, mọc đứng.

-Thân: Cây cao 4-8 m. Thân, cành non mập, có 4 cạnh rõ, màu lục hoặc nâu nhạt.

Cành non màu xanh, tiết diện vuông, có rãnh, nhẵn; cành già tiết diện tròn, màu nâu xám.

-Lá: Lá mọc đối, hình bầu dục dài 12 -30 cm, rộng 6 -15 cm, mép uốn luợn, lá màu xanh bóng đậm ở mặt trên, mặt dưới nhạt hơn. Bìa lá hơi dợn sóng. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 6-7 cặp gân phụ. Cuống lá 1-2 cm. Lá kèm nằm giữa 2 lá mọc đối, hình xoan, cao 1-1,5 cm, màu xanh nhạt.

-Hoa: Cụm hoa là đầu hình tròn hay hơi bầu dục, ở ngoài nách lá. Trục cụm hoa hình trụ, màu xanh, nhẵn, dài 1-2 cm. Đáy cụm hoa có 3 phiến hẹp, dài 5-8 mm. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đài hoa là một gờ tròn. Cánh hoa 5, ống tràng hình phễu, màu xanh nhạt, cao 7-12 mm; bên trong có nhiều lông trắng; 5 thùy dài khoảng 5-8 mm, màu trắng, hình bầu dục đầu nhọn, đỉnh có phụ bộ là một mấu nhỏ cong vào trong. Khi hoa nở các thùy cong xuống phía dưới; tiền khai van. Nhị 5, bằng nhau, rời, gắn ở phần loe của ống tràng xen kẽ với các cánh hoa, chỉ nhị rất ngắn. Bao phấn hình đầu tên, màu vàng nhạt, dài khoảng 4 mm; 2 ô, mở dọc, hướng trong, đính gốc. Hạt phấn rời, hình hình cầu, màu vàng nhạt. Lá noãn 2, ở vị trí trước sau, bầu dưới, 2 ô, mỗi ô 1 noãn, đính trung trụ. Vòi và đầu nhụy. Vòi nhụy dạng sợi màu xanh nhạt, dài 5 mm; 2 đầu nhụy dạng phiến mỏng, dài 3 mm, màu xanh. Đĩa mật dày, hình khoen, màu vàng.

Cây ra hoa quanh năm, tập trung nhiều nhất vào khoảng tháng 11-2, cho quả vào khoảng tháng 3-5.

-Quả: Quả hạch kép do bầu noãn và một phần lá đài của các hoa trên cụm hoa dính nhau tạo thành. Quả còn non màu xanh nhạt, dài 5-7 cm, rộng 3-4 cm. Quả già màu ngà vàng, nhẵn bóng, mùi khai, trên quả còn vết tích các đĩa mật. Quả thịt, hình trứng gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, khi chín màu vàng, chứa cơm mềm, ăn được.

-Hạt: Hạt nhiều, hình bầu dục, một đầu nhọn, màu nâu đen.

 

http://nhau.com.vn/uploads/useruploads/nhau_com_vn/hoa-va-qua-cay-nhau-Trai-nhau-kho-qua-nhau-say-kho-noni-trai-nhau-qua-nhau.jpg  
Hoa và quả của cây nhàu

Thành phần hóa học

Vỏ rễ chứa morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, axít rubichloric, alizarin a-methyl ete và rubiadin 1-methyl ete. Ngoài ra, rễ còn chứa Acid Rubicloric, Alizarin α-Methyl Ether, Rubiadin-1 Methyl Ether, Morindadiol và Soranjudiol và Selen.

Rễ chứa moridin là một anthraquinoic kết tinh thành tinh thể hình kim, màu vàng cam, tan trong nước sôi và các chất kiềm, ít tan trong nước lạnh, không tan trong ether. Ngoài ra, còn có 1-metoxyrubiazin, moridon, alizarin và 1-oxy-2,3-dimetoxy anthraquinon. Lá cũng có moridin.

Quả chứa ít tinh dầu, trong đó có Acid Hexoic, Acid Octoic, một ít Parafin và các Ester và các chất Lignans, polysaccharides, flavonoids, iridoids, acid béo, scopoletin, catechin, beta-sitosterol, damnacanthal, alkaloids.

Năm 1982, tác giả Đàm Trung Bảo (Đại học Dược Hà Nội) cho biết trong Nhàu có nhiều selenium.

Công dụng của cây nhàu

            A-Lá nhàu dùng làm rau

Do có vị đắng nên lá nhau không dược dùng để ăn sống.

Lá nhàu non dùng làm rau được nấu chín ở các dạng:

-Lá nhàu luộc: Để giảm bớt vị đắng.

-Lá nhàu xào: Xào với các loại thịt ếch, nhái, trâu, bò…

-Lá nhàu chưng, hấp: Lá nhàu làm chất độn để hấp với thịt, cá. Đặc biệt để gói với thịt bầm và hấp với nước cốt dừa.


 

http://nhau.com.vn/uploads/useruploads/nhau_com_vn/Luong-um-La-nhau-Trai-nhau-kho-qua-nhau-say-kho-noni-trai-nhau-qua-nhau.jpg  

Lươn um lá nhàu

            B- Quả nhàu ăn được

-Ăn trực tiếp: Quả nhàu chín có vị cay nồng, ăn được.

Trẻ con vùng quê Nam Bộ trước đây rất thích ăn quả nhàu chín (vì lúc đó kinh tế còn khó khăn) rất khó có điều kiện để mua trái cây như hiện nay. Quả nhàu có vị cay, nồng rất khó ăn, nhưng khi ăn được trở thành thói quen. Quả nhàu chín thường được ăn với muối hạt hoặc ăn không.

 

 
http://nhau.com.vn/uploads/useruploads/nhau_com_vn/qua-nhau-chin-cay-Trai-nhau-kho-qua-nhau-say-kho-noni-trai-nhau-qua-nhau.jpg 
Quả nhàu chín cây
Tại Việt Nam và một số nước ở vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhất Bản, Hàn Quốc... đã dùng quả nhàu phơi hoặc sấy khô dùng làm trà để uống với mục đích vừa giải khát và vừ trị bệnh thay vì ăn quả nhàu hay uống nước sắc từ rể cây nhàu.
Một số doanh nghiệp cũng đã chế biến trà nhàu, bột nhàu, viên nhàu và nước cốt trái nhàu, ... bán trên thị trường dành cho những người bệnh đau nhức xương khớp, huyết áp, phong thấp, tiểu đường, tim mạch ... và tăng cường sức đề kháng cơ thể phòng ngừa bệnh tật.

 

http://nhau.com.vn/uploads/useruploads/nhau_com_vn/San-pham-nhau-dai-ly-nhau-thai-hung-nhau-huong-thanh.jpg 
Sản phẩm từ quả nhàu

 
D-Quả và rễ nhàu được dùng để ngâm rượu
Trong dân gian Việt Nam, rể nhàu phơi khô, xắt lát, sao thủy thổ được dùng để ngâm rượu làm thuốc uống để chống mệt mỏi, đau nhứt xương khớp do lao động nặng.
Quả nhàu chín cũng được ngâm rượu để uống trong các bữa ăn để kích thích tiêu hóa.
Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây ở Việt Nam đã có nhiều sản phẩm rượu nhàu sản xuất bằng công nghiệp và được nhiều người ủng hộ.

 

http://nhau.com.vn/uploads/useruploads/nhau_com_vn/Re-cay-nhau-re-nhau-ban-re-nhau-chua-dau-dung-cao-huyet-ap-phong-thap.jpg  
Rễ cây nhàu

http://nhau.com.vn/uploads/useruploads/nhau_com_vn/Trai-nhau-kho-qua-nhau-say-kho-noni-trai-nhau-qua-nhau.jpg  

Trái nhàu khô

 

D- Các bộ phận cây nhàu dùng làm thuốc

+Theo Đông y

Tại Việt Nam, Nhàu rừng là một trong số 300 vị thuốc Nam được Lương y Nguyễn An Cư (1877-1949) một thầy thuốc nỗi tiếng của Nam Bộ trước Cách Mạng Tháng Tám khuyến khích sử dụng xen kẻ với thuốc Bắc để tiết kiệm cho người bệnh.

Nhàu rừng và Rễ Nhàu cũng là hai trong số 208 vị thuốc Nam được Lương y Việt Cúc ghi lại trong "Nam dược tính yếu lược" (1965). Đặc biệt từ năm 1952 bác sĩ Đặng văn Hồ, nguyên là giám đốc Bệnh viện Lao Ngô Quyền và các cộng sự của ông đã tiến hành hàng chục năm liền nghiên cứu tác dụng của rễ Nhàu trên các bệnh nhân. Công trình nầy sau đó đã được tổng kết và công bố vào năm 1973.

Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, nhà nghiên cứu nỗi tiếng về "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" cũng đã đề cặp đến cây Nhàu và xếp vị thuốc nầy vào danh mục những vị thuốc về huyết áp. Hiện nay nhiều xí nghiệp Dược trong nước cũng đã sản xuất thuốc viên và thuốc nước chiết xuất từ Nhàu.

Các bộ phận cây nhàu được dùng làm thuốc:

-Rể nhàu: Rễ, thu hái vào mùa đông. Rễ phơi khô. Rễ Nhàu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nước sắc rễ Nhàu gây giãn mạch, hạ huyết áp, không gây ảnh hưởng rõ rệt đối với tần số co bóp của tim.

-Thân cây nhàu: Thân được thu hoạch tươi, xắt nhỏ, phơi khô, sao thủy thổ nấu nước làm thuốc.

-Lá nhàu: Lá thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân. Lá và quả dùng tươi. Lá giã đắp chữa nhọt mủ. Lá sắc uống chữa sốt, lỵ, ỉa chảy.

-Quả nhàu: Quả thu hoạch vào mùa hạ. Quả làm dễ tiêu, nhuận tràng, chữa lỵ, băng huyết, bạch đới, ho, cảm, phù, đau dây thần kinh, đái đường.

+Theo Tây y

Do hiệu quả của nó, dần dần các nhà khoa học cũng đã quan tâm nghiên cứu. Năm 1848 Ông Anderson, một nhà khoa học người Pháp đã tách ra được từ rễ Nhàu chất Moridin có công thức tổng quát C28H30O15 và chất Moridon có công thức C15H10O5. Tiếp theo nhiều người khác như ông Perkin và Hummel năm 1894, ông Simonson năm 1920, ông Briggs năm 1948 cũng đã tiếp tục những công trình nầy.

Sau nầy khi phân tích dược tính của rễ Nhàu, giáo sư Caujolle, Giám đốc Trung Tâm khảo cứu Quốc gia Pháp về độc tính của các chất; G.S. Youngken thuộc Trường Đại Học Dược khoa Massachusette; G.S. Ikeda thuộc Trung Tâm Nghiên cứu vệ sinh quốc gia của Nhật Bản…đã thí nghiệm trên vật nuôi của phòng thí nghiệm và nhận thấy tinh chất rễ Nhàu (Extrait des racines de Morinda Citrifolia) có dược tính sau:

Tác dụng dược lý: một số kết luận y khoa đã cho thấy rõ các tác dụng của rễ nhàu như sau:

-Nhuận tràng nhẹ , lợi tiểu nhẹ và lâu dài.

-Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm

-Hạ huyết áp kéo dài.

-Rất ít độc và không làm nghiện.

Như vậy có thể nói cây Nhàu đã được nghiên cứu và sử dụng trong y học cổ truyền cũng như trong y học hiện đại từ lâu.

Y học ngày nay đã biết được rất rõ là khi thần kinh con người bị căng thẳng thì trương lực cơ bắp gia tăng, họat động nội tạng bị rối lọan, huyết áp tăng, lượng bạch cầu giảm…Trong điều kiện như vậy, tất cả các biện pháp hoặc các dược chất làm ổn định định được thần kinh - trong đó có rễ Nhàu hoặc trái Nhàu- đều có khả năng giúp cải thiện tình hình. Tuy nhiên đối với các bệnh có tổn thương thực thể hoặc các chứng viêm nhiểm, nhất thiết phải cần các vị thuốc hoặc các phương pháp đặc trị mà rễ Nhàu không thể thay thế được. Ngòai ra rễ Nhàu cũng không thể thay thế được các vị thuốc có tác dụng bổ khí hoặc bổ huyết, bổ âm hoặc bổ dương của y học cổ truyền.

Các bài thuốc từ cây nhàu

Theo lương y Lê Ngọc Vân, Chủ tịch Hội Đông y TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, dùng đúng cách thì giá trị chữa bệnh từ cây nhàu rất hiệu quả. Rễ nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh giao cảm, giảm đau nhức, hạ huyết áp; quả có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu; lá có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt.

Sau đây là một số bài thuốc từ cây nhàu:

1-Chữa nhức đầu kinh niên, đau nữa đầu:

-Rễ Nhàu 24g -Muồng trâu 12g.

-Cối xay 12g -Rau má 12g.

-Củ gấu (sao, tẩm đồng tiện) 08g.

Đổ 500ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng.

2-Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao:

-Rễ Nhàu 24g -Thảo quyết minh (sao thơm) 12g.

-Rau má 08g -Thổ phục linh 08g.

-Võ bưởi 06g.

-Gừng sống 03lát

Đổ 500ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng.

3-Chữa đau lưng do thận suy, phong hàn thấp xâm nhiểm:

-Rễ Nhàu 12g-Bù ngót 08g.

-Cối xay 08g -Dây gùi 08g.

-Ngó bần 08g -Đậu săn 08g.

-Tầm gửi cây dâu 08g -Rễ ngà voi 08g

-Ngủ trảo 12g.

Đổ 500ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng.

4-Chữa nhức mỏi, tê bại do phong thấp:

-Rễ Nhàu 40g -Nghệ xanh 20g.

-Nghệ vàng 20g -Trái ô-môi 10g

-Thiên niên kiện 20g -Võ quýt 20g

-Quế chi 20g -Đỗ trọng 30g.

-Vòi voi 40g -Chùm gửi cây dâu 20g

-Rượu nếp 02lít -Đường cát trắng 500g

Ngâm tất cả thuốc vào 2 lít rượu nếp trong 7 ngày. Lọc kỹ bỏ xác. Pha rượu đã lọc với 1 lít nước đường. Mỗi lần uống một ly nhỏ cở 30ml đến 40ml. Ngày uống 2 lần. (Toa thuốc nầy ngòai rượu còn có một số thuốc có tính nhiệt khác như quế chi, võ quýt, thiên niên kiện nên những người thể tạng nhiệt, hay táo bón, áp huyết cao hoặc đang có các chứng viêm nhiểm không nên dùng) (theo http://ykhoa.net/yhoccotruyen/.htm).

5-Chữa huyết áp cao: rễ nhàu 30-40g/ngày, sắc uống thay nước chè, sau 2 tuần là có kết quả, sau đó giảm bớt liều, uống liên tục 2,3 tháng. (theo www.thuocdongduoc.vn).

6-Nhức mỏi tay chân, đau lưng: quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml. (theo www.thuocdongduoc.vn).

7-Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: lá nhàu tươi 3-6 lá tươi rửa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày. (theo www.thuocdongduoc.vn).

8-Trị đau lưng, nhức mỏi chân tay: Rễ Nhàu hay quả Nhàu non, thái miếng, ngâm rượu uống dần, ngày uống một chén con. (theo kinh nghiệm dân gian Nam Bộ).

9-Nhân dân thường dùng lá làm rau nấu canh lươn ăn cho bổ. Trẻ em cũng thường lấy quả để ăn. (theo kinh nghiệm dân gian Nam Bộ).

Chú ý:

Một số cây chi Morinda cũng được gọi là cây Nhàu.

Nước ta đã sản xuất được một số chế phẩm  từ trái Nhàu dưới các dạng bào chế khác nhau. (theo www.thuocdongduoc.vn).

                                                                   

 Kỹ sư Hồ Đình Hải