Tên khác: cây ngao, nhầu núi, giầu, noni
Tên khoa học:Thuộc họ cà phê ( Rubiaceae )
Mô tả cây:
Cây Nhàu cao chừng 6 – 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, dọc bờ sông suối. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài hừng 6 – 7 mm, ngang chừng 4 – 5 mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm
Phân bố thu hái chế biến:
Cây nhàu mọc hoang tại vùng đông nam á, tây ấn, đông polynesia, Tây ấn, hawaii. ở việt nam thường mọc nhiều ở các tỉnh phía nam. Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều làm thuốc được : Quả, lá, vỏ, rễ
Thành phần hóa học: vỏ, quả và rễ chứa glucozit anthraquinonie, alkaloids, polysaccharides, sterol (quả và lá ), riêng quả còn có proxeronine, coumarin ….
Tác dụng dược lý: một số thí nghiệm trên động vật đã cho thấy rõ các tác dụng của rễ nhàu như sau:
Nhuận tràng nhẹ và lâu dài
Lợi tiểu nhẹ
Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm
Hạ huyết áp
Độ độc không đáng kể, và không gây nghiện
Công dụng và liều dùng
Rễ nhàu được dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, một số hiệu thuốc chế thành cao rễ nhàu. Liều dùng mỗi ngày uống 30 – 40g, uống như nước chè, sau chừng 15 ngày sẽ có kết quả. Nhân dân miền nam việt nam thường dùng nhàu làm thuốc điều kinh, hạ huyết áp, trị băng huyết, khí hư, bạch đới, viêm phế quản, ho hen, cảm mạo …. lá nhàu giã nát đắp vào chữa mụn nhọt, chóng liền da, sắc uống chữa lỵ, đi ngoài, chữa sốt và làm thuốc bổ. (Đỗ Tất Lợi - Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam )
Theo Dược thảo toàn thư của ANDREW CHEVALLIER FINMH ( Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM xuất bản năm 2006) thì “Từ cuối những năm 1990 công dụng thuốc của cây noni lan nhanh và hiện nay được dùng làm thuốc ở dạng thức ăn có những hiệu quả bất ngờ. nó được dùng để chữa các bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư, đau nhức, giảm khả năng miễn dịch, cao huyết áp, bệnh tim và suy nhược… với một bảng danh sách các bệnh như thế này nhiều người hoài nghi về giá trị thuốc của cây noni. Tuy nhiên quả và nước ép của cây noni hầu như không gây hại, có tác dụng chữa nhiều bệnh mạn tính như đau nhức, các bệnh nhiễm trùng như viêm khớp, bệnh tim, các bệnh về tuần hoàn và ung thư, trong truyền thống nước ép noni còn dùng làm nước súc miệng. Nước ép của cây noni là thức uống tốt nhất khi dạ dày trống rỗng.
Nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu còn hạn chế về cây noni cho rằng quả của cây có tiềm năng thuốc quan trọng. Một số nghiên cứu cho rằng quả của cây noni có đặc tính giảm đau, kích thích miễn dịch và chống ung thư. Có nghiên cứu cho rằng cây noni chứa lượng Proxeronine hợp lý mà cơ thể cần để sản xuất ra xeronine. Chất alkaloids này hoạt động trong các tế bào của cơ thể, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, làm lành và hổ trợ hoạt động của tế bào. Khi bị căng thẳng hay nhiễm trùng, nhu cầu của cơ thể về xeronine tăng lên, nhiều người thiếu Proxeronin để có thể duy trì đủ lượng xeronine cần thiết.”
Chính vì cây noni không có độc tính mà lại chữa được nhiều bệnh, nên có rất nhiều công ty dược chế nước ép chiết xuất từ trái nhàu với tên noni dùng để uống hàng ngày, chữa và phòng bệnh.