Sản phẩm khác
THỐNG KÊ
  • Khách đang online: 9
  • Truy cập hôm nay: 11
  • Lượt truy cập: 2307008
  • Số trang xem: 2672700
  • Tổng số danh mục: 40
  • Tổng số sản phẩm: 46
QUẢNG CÁO
Bạn đang ở: Trang chủ » Tin tức » Cao huyết áp và cách điều trị mới trong đông y
TIN TỨC

Cao huyết áp và cách điều trị mới trong đông y

Cao huyết áp và cách điều trị mới trong đông y


 

Cao huyết áp - “kẻ giết người thầm lặng”
Cao huyết áp là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi, khoảng 8-12% dân chúng bị bệnh này. Khi trị số huyết áp tâm thu >140mmHg và huyết áp tâm trương >90mmHg được xem là cao huyết áp. Đối với người già, dạng cao huyết áp phổ biến là cao huyết áp tâm thu đơn thuần, tức là chỉ số huyết áp tâm thu >160mmHg, nhưng huyết áp tâm trương lại không cao <90mmHg.

Cao huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” do phần lớn bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nghèo nàn, đôi khi chỉ thấy đau đầu chóng mặt thoáng qua, mất ngủ, người bệnh không để ý đến, chỉ được phát hiện khi đo huyết áp hoặc có tai biến mạch máu não, đau tim, suy thận, lúc đó là đã muộn. Theo Tổ chức y tế thế giới, trong 8 người chết thì có 1 người chết vì cao huyết áp.Trong khi đó bệnh lại có thể chữa được, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng, có thể giảm được 35-40% biến chứng tai biến mạch máu não, 20-25% nhồi máu cơ tim, 50% suy tim. Ngoài số người chết ngay vì biến chứng đầu tiên, số người bị liệt, tàn tật, không làm việc được là một gánh nặng cho xã hội.

Hướng điều trị mới theo y học cổ truyền.
  Y học cổ truyền cho rằng cao huyết áp là một chứng bệnh thuộc phạm vi các chứng huyễn vựng (chóng mặt hoa mắt), đầu thống (đau đầu), thất miên (mất ngủ)…Cao huyết áp là bệnh thuộc các tạng can, thận, tâm, tỳ, bị mất điều hoà gây nên, ngoài ra còn có yếu tố đàm thấp hay gặp ở người béo bệu và cholestrol máu cao.
  Theo Đông y, cao huyết áp có nhiều thể khác nhau như: Thể âm hư dương xung thường gặp ở cao huyết áp người trẻ, phụ nữ tiền mãn kinh. Thể tâm tỳ hư hay gặp ở người gìà có kèm theo các bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn. Thể đàm thấp hay gặp ở người béo có cholestrol máu cao. Thường gặp nhất là thể can thận hư ở người già, xơ cứng động mạch với các triệu chứng: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, hoảng hốt, ngủ ít hay nằm mơ, lưng gối yếu, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác.
  Thuốc nam có nhiều vị có tác dụng hạ huyết áp như cúc hoa, hoè hoa, câu đằng, chuối tiêu…được người dân thường xuyên sử dụng. Việc sử dụng các vị thuốc hay bài thuốc từ dược liệu có hiệu quả cao, an toàn và ít tác dụng phụ là xu hướng mới của thời đại.
  Hiện nay các thuốc trị cao huyết áp phổ biến là thuốc tân dược, có tác dụng hạ áp tức thời,như thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu hay ức chế men chuyển ... Bệnh nhân phải sử dụng thuốc hàng ngày và suốt đời để kiểm soát huyết áp, tuy nhiên thuốc tân dược có nhiều tác dụng phụ bất lợi. Xu hướng mới hiện nay là sử dụng các sản phẩm từ đông y để điều hoà phục hồi lại chức năng các tạng phủ, tức là trị bệnh tận gốc theo y lý của đông y, kết hợp với chế độ thực dưỡng và vận động hợp lý, từ đó điều chỉnh huyết áp về mức an toàn trong thời gian dài, không phải lệ thuộc thuốc suốt đòi.

Bài thuốc chữa cao huyết áp bằng cây Nhàu:

Mô tả rễ nhàu: Rễ nhàu chứa glucosid anthraquinonic (morindin), có tinh thể màu vàng cam tan trong nước sôi. Còn có một hỗn hợp anthraglucosid như damnacantal, chất l-metoxyrubiazin, chất morindon và chất l-oxy-2,3-dimetoxy-anthraquinon. Lá cũng chứa chất morindin.

Tính vị, tác dụng: Rễ cây nhàu được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp. Quả nhàu cũng có tính nhuận tràng và lợi tiểu. Lá có tác dụng làm tăng lực và hạ sốt, làm dịu và điều kinh.

Công dụng: Rễ Nhàu được dùng chữa cao huyết áp, chữa nhức mỏi tay chân đau lưng, sài uốn ván ...

 

 

Video giới thiệu chữa cao huyết áp bằng Nhàu

 

 

 

Đơn thuốc:

1. Chữa huyết áp cao: Dùng 30-40g rễ Nhàu sắc uống hàng ngày thay Chè, sau 15 ngày sẽ thấy kết quả, sau đó dùng bớt liều, uống liên tục vài tháng thì huyết áp ổn định. Có thể nấu thành cao, hoặc thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống.

2. Trị đau lưng, nhức mỏi chân tay: Quả nhàu khô, Rễ Nhàu hay quả Nhàu non, thái miếng, ngâm rượu uống dần, ngày uống một chén con.

3. Nhân dân thường dùng lá làm rau nấu canh lươn ăn cho bổ. Trẻ em cũng thường lấy quả để ăn.

(Theo Y HOC CỔ TRUYỀN)

Sưu tầm: www.Nhau.com.vn